Luật sư: ‘Bà Trương Mỹ Lan được chăm sóc sức khỏe rất tốt’
Luật sư Giang Hồng Thanh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, vụ án sai phạm của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB, là vụ án đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều nội dung. Ông và các luật sư đồng nghiệp đều được Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03), VKSND Tối cao (Vụ 3) và TAND TP HCM tạo điều kiện thuận lợi để gặp gỡ, trao đổi với các thân chủ.Sau khi kết thúc điều tra, VKSND Tối cao và TAND TP HCM tiếp tục hỗ trợ tối đa cho các luật sư trong việc sao chụp, nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, thời gian không hạn chế.
Giáp Tết Nguyên đán vừa qua cũng như trong những ngày trước phiên xử 5/3, cơ quan điều tra liên tục phân công các điều tra viên đến trại tạm giam trích xuất bị cáo để luật sư làm việc, theo đề nghị của các luật sư.Theo ông Thanh, quá trình điều tra, bà Trương Mỹ Lan được các cơ sở giam giữ (Trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Phúc, Trại tạm giam Công an tỉnh Hải Dương và hiện nay là Trại tạm giam tại TP HCM) chăm sóc sức khỏe rất tốt. Bà Lan mắc nhiều bệnh, phải dùng gần 10 loại thuốc mỗi ngày, song bệnh xá và bác sĩ của các trại tạm giam không để bà bị thiếu thuốc.
Mỗi khi sắp hết thuốc mà gia đình chưa kịp gửi, trại sẽ thông báo cho luật sư gửi bổ sung.Do gia đình bà Lan ở xa nên cơ quan tố tụng và các cơ sở giam giữ cho phép luật sư thay mặt gia đình mỗi tháng gửi 2-3 lần đồ ăn uống, nhu yếu phẩm, thuốc men. Ngoài ra, bà Lan cũng được tự đăng ký thêm với cán bộ các nhu cầu cơ bản, nên “rất cảm kích và gửi lời cảm ơn tới các cơ quan chức năng đã cho phép người không phải là thân thích, ruột thịt được tiếp tế cho mình”.
“Hiện, tinh thần bà Lan ổn định, vững vàng, tươi tỉnh, không than phiền, đổ lỗi, oán trách ai. Bà Lan bày tỏ vững tin vào Đảng và Nhà nước”, luật sư Thanh chia sẻ. Bà Trương Mỹ Lan trước khi bị bắt.
Về cáo trạng của VKS, theo luật sư Thanh, bà Lan vẫn còn một số vấn đề chưa đồng nhất với quan điểm buộc tội của cơ quan tố tụng, chưa đồng tình với phương pháp định giá tài sản của Công ty TNHH Thẩm định giá Hoàng Quân, khiến giá trị định giá thấp hơn nhiều lần so với giá trị thị trường, dẫn đến thiệt hại lớn cho bà và cho ngân hàng. Tuy nhiên, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã nhiều lần làm đơn gửi cơ quan điều tra, VKS, tòa án, bày tỏ tự nguyện mang tất cả tài sản hợp pháp của mình cũng như vận động gia đình, kêu gọi bạn bè giúp đỡ để đảm bảo giải quyết triệt để các vấn đề về tài chính, kinh tế liên quan đến hậu quả vụ án.”Bà Lan khẳng định, với điều kiện kinh tế, với uy tín và khả năng của bản thân, nếu tòa phán quyết bà có tội và phải có trách nhiệm bồi thường, khắc phục hậu quả, thì bà sẽ giải quyết được đầy đủ, trọn vẹn”, luật sư Thanh nói, thêm rằng thân chủ cũng cam kết kể cả trong trường hợp được tòa xác định không có tội, mà Nhà nước đề nghị bà phối hợp để giải quyết các vấn đề về tài chính, kinh tế do việc làm của những người khác gây ra, bà cũng sẵn sàng hiến tài sản hợp pháp của mình để xử lý các hậu quả.
Quá trình làm việc với các luật sư, bà Lan cho biết, không phải bây giờ và trong tình cảnh hiện nay mới đề xuất như vậy. Trên thực tế, khi Nhà nước có chủ trương hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vào năm 2011, bà Lan đã dùng nhiều tài sản có giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng của bản thân và gia đình đưa vào ngân hàng để bảo lãnh cho nhiều khoản nợ không phải của mình để làm phương án cơ cấu ngân hàng, tránh bị vỡ nợ.”Bà ấy đặc biệt bày tỏ sự biết ơn đối với TP HCM vì đây là nơi dòng họ và gia đình bà nhiều đời nương náu, phát triển, thành danh.
Bà mong muốn các cơ quan tố tụng xem xét một cách kỹ lưỡng, thấu đáo mọi vấn đề, để ban hành quyết định thấu tình đạt lý cho bà và cho tất cả những người khác trong cùng vụ án”, luật sư Thanh chia sẻ.Ngoài luật sư Thanh, bà Lan còn có 4 luật sư khác tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp trong phiên tòa sắp tới gồm: Nguyễn Huy Thiệp, Phan Trung Hoài, Phan Minh Hoàng, Trương Thanh Đức.Ngày mai (5/3), TAND TP HCM sẽ đưa vụ án ra xét xử, dự kiến kéo dài đến cuối tháng 4.
Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc sử dụng SCB như một công cụ tài chính để huy động vốn, sau đó làm khống hồ sơ rút tiền phục vụ hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát. dù không nắm chức vụ gì tại SCB, song với việc nắm giữ 91,5% cổ phần, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát đã chi phối, lũng đoạn chỉ đạo toàn bộ hoạt động ngân hàng. Trong 10 năm liên tiếp (từ 2012 đến 2022), SCB đã giải ngân cho nhóm bà Lan hơn 2.
500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1.066.000 tỷ đồng – chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng.
Đến năm tháng 10/2022 (khi vụ án được khởi tố), nhóm bà Lan còn gần 1.300 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi.
Sau khi cấn trừ tài sản đảm bảo bà còn chiếm đoạt của SBC 304.000 tỷ và tiền lãi phát sinh gần 130.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, hành vi của bà Lan còn gây thiệt hại cho SCB hơn 64.600 tỷ đồng giai đoạn năm 2017 về trước.Bị xác định là người chủ mưu cầm đầu trong vụ án, bà Lan bị TAND TP HCM xét xử về ba tội Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản.
84 bị cáo còn lại có 45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước bị VKSND Tối cao truy tố về các tội: Tham ô tài sản, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng.Riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella) bị xét xử tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.Theo VnExpress